Cấu tạo của băng keo hai mặt:
- Lớp vỏ (phủ silicon),
- Lớp keo (mặt đóng),
- Lớp lót,
- Lớp nền (băng keo xốp đối với bề mặt thô ráp, băng keo phim mỏng cho các yêu cầu liên kết trong suốt)
- Lớp lót,
- Lớp keo (mặt mở)
ĐẶC TÍNH CHỊU NHIỆT, CHỊU LỰC, SIÊU DÍNH CỦA BĂNG KEO 2 MẶT TESA
Cùng công dụng liên kết, song băng keo hai mặt mang lại nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các công nghệ khác như hàn, ốc vít, đinh, keo lỏng, bởi những công nghệ này vừa khiến vật liệu nhanh hư tổn, vừa mất tính thẩm mĩ, lại không thể tạo nên liên kết chịu lực tại từng điểm đơn lẻ. Hơn nữa những công nghệ này không thể kết hợp một số vật liệu nhất định, như thuỷ tinh với nhựa.
Ngược lại, băng keo hai mặt là phương pháp cố định mang tính thẩm mĩ, giữ cho bề mặt mịn, sạch, giảm nguy cơ vật liệu bị ăn mòn. Băng keo hai mặt hoàn hảo cho việc chịu lực kéo căng. Lực tác động lên mối nối được phân bố đều trên khắp toàn bộ chiều dài của các bề mặt được kết nối bằng băng keo. Băng keo xốp acrylic siêu dính của TESA có thể co giãn theo sự giãn nở và co lại của vật liệu do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Tùy thuộc vào đặc tính cụ thể của từng loại băng keo, chúng có thể phân tán lực tác động nhờ vào đặc tính thẩm thấu đàn hồi tốt, chống oxy hóa và chịu được bức xạ tia cực tím, nhiệt độ khắc nghiệt, độ ẩm, lão hóa và hóa chất.
Băng keo hai mặt của TESA phù hợp trên nhiều loại bề mặt, bao gồm kim loại, thủy tinh, giấy, thép không gỉ, polycarbonate và rất nhiều bề mặt khác nữa. So với keo lỏng, băng keo này không yêu cầu bất kỳ thời gian chờ khô và làm sạch sau khi dán, cũng không có tình trạng các chất hóa học nhả khí.